Đồ Sơn - miền di sản nơi cửa biển

Thứ hai - 09/12/2024 04:36
Được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, Đồ Sơn mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của cả một vùng trời mây sóng nước, ghi dấu những truyền thuyết.
Được mệnh danh là mảnh đất của những huyền thoại, Đồ Sơn mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của cả một vùng trời mây sóng nước, ghi dấu những truyền thuyết.

Đồ Sơn được ví như một con rồng chầu về viên ngọc là đảo Hòn Dấu. Viên ngọc này hiện là tâm điểm khai thác tiềm năng du lịch của Đồ Sơn. Nơi đây còn được gọi là núi Cửu Long - chín rồng, với câu ca rằng: “Chín con theo mẹ ròng ròng/ Còn một con út nảy lòng bất nhân”.

Lịch sử hình thành

Đồ Sơn là một bán đảo hẹp gồm những đồi núi nhấp nhô chạy dài ra biển giữa Cửa Cấm và Cửa Văn Úc. Nơi có nhiều điển tích, di tích lịch sử, đền chùa linh thiêng, núi non uốn lượn bờ biển như thế rồng chầu bao bọc lấy đất liền.

Nơi ấy là chốn cư trú của những dân chài gốc Thanh Hóa, họ theo luồng cá, hoặc gặp bão dạt vào định cư, mang theo nhiều tập quán, tín ngưỡng, mà tiêu biểu nhất là lễ hội chọi trâu vào ngày 9/8 âm lịch mỗi năm… Nơi ấy còn có ngôi đền thiêng thờ Bà Đế, gắn với một truyền thuyết diễm tình thời các Chúa Trịnh… Vùng đất đắc địa mang hình hài một bán đảo này có tên là Đồ Sơn.
 

Bà Đế là một thiếu nữ xinh đẹp họ Dao ở làng Ngọc Xuyên. Giọng nói trong trẻo và sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của người thôn nữ ấy đã làm chúng bạn phải ghen tị.
Một ngày nọ, khi chạy trốn trong hang núi ở Đồ Sơn, người con trai của chúa Trịnh bỗng nghe thấy tiếng hát cất lên từ trong thung lũng:

Tay cầm bán nguyệt xênh xang,
Bao nhiêu thảo mộc lai hàng tay ta,
Anh hùng ví biết tay ta,
Rồng mây gập gỡ ắt là thành danh.


Đó chính là Bà Đế vừa hát vừa cắt cỏ. Vị vương tử liền đem lòng yêu mến cô gái ấy, bèn gọi lại và hứa sẽ rước nàng về triều khi mình trở lại kinh thành. Nhưng vị vương tử trẻ đã quên đi lời hứa trong khi Bà Đế bị làng phạt vạ rất nặng. Không ai tin chuyện nàng kể và dân làng quyết định ném người con gái ấy xuống biển. Mặc dù cổ bị buộc đá rất nặng vì có thai, Bà Đế vẫn cố ngoi lên mặt biển hai lần để chứng minh mình vô tội. Những kẻ giết người đã dùng sào để dìm nàng cho tới khi chết.
Hàng năm vào ngày 16 tháng giêng âm lịch, nhiều người tới đây để dâng hương tưởng nhớ bà.

Trước khi trở thành một điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu ở Bắc kỳ, Đồ Sơn lại ít được biết tới. Chính Jean Dupuis, lái buôn và cũng là kẻ khiêu khích mở đường cho thực dân Pháp lấy cớ xâm lược Bắc kỳ đã là người nước ngoài đầu tiên đặt chân lên Đồ Sơn vào năm 1880. Nhưng phải đến năm 1886, nhờ mấy nhà thám hiểm chuyên nghiệp người Bồ Đào Nha, các ông Vlaveanos, Costa và Gouma “phát hiện” ra Đồ Sơn và đã bị chinh phục bởi không khí trong lành tại nơi này mà Đồ Sơn mới được ghi vào bản đồ, và người Pháp dần nhận ra vùng đất đắc địa này khi Hải Phòng được hoàng đế Đồng Khánh giao cho Pháp làm nhượng địa (cùng với Hà Nội và Đà Nẵng vào năm 1888), rồi xây dựng cảng biển đầu tiên ở Bắc kỳ. Ngay trên đảo Hòn Dấu ở ngoài khơi Đồ Sơn không xa, Pháp đã cho xây chiếc đèn biển đầu tiên, phát sáng từ độ cao 140m, khởi công xây từ 1892 và hoàn thành 1898, để dẫn tàu vào cảng qua cửa Sông Cấm.
 
doson1
Bản đồ bán đảo Đồ Sơn.
Đồ Sơn chỉ thực sự được người Pháp quan tâm khai thác sau năm 1892, thời điểm hoàn thành con đường bộ nối thành phố Hải Phòng với bán đảo, nơi mà trước đó bắt buộc phải dùng tàu biển (chaloupe) đi lại, rất khó khăn mới tiếp cận được. Kể từ đó, Đồ Sơn nhanh chóng biến thành một điểm nghỉ dưỡng cho người Âu, đặc biệt kể từ khi toàn quyền Paul Doumer chỉ thị phải tìm những địa điểm giúp người Pháp có nơi nghỉ dưỡng ngay tại thuộc địa nhiệt đới này, để hạn chế họ phải về Pháp nghỉ dưỡng đã xa xôi, lại tốn kém.

Bắt đầu chỉ từ vài căn biệt thự nhỏ của mấy quan chức thực dân vùng Kiến An lân cận, Đồ Sơn mạnh mẽ thu hút các nhà giàu muốn xây nhà nghỉ riêng và các nhà đầu tư kéo đến xây các công trình dịch vụ. Tòa biệt thự đầu tiên mang tên thứ cây vốn được coi là đặc trưng ở nơi đây là "Villa des Pins" (biệt thự thông); rồi nổi tiếng hơn là tòa biệt thự do phủ toàn quyền xây, mang tên là "Villa Joséphine", có kiến trúc hình bát giác rất đẹp. Khi Bảo Đại về nước chấp chính (1933), sau đó có dịp "ngự giá Bắc tuần", thì được chính quyền Pháp tặng cho người đứng đầu triều đình Huế. Nhiều khách sạn cũng mọc lên để đáp ứng lượng người ra nghỉ và tắm biển cuối tuần và mùa Hè, ngày một tăng.

Từ những năm 1920, Đồ Sơn đã được xếp là thị trấn và đầu những năm 1940 đã có 150 bất động sản quy mô khác nhau được dùng làm dịch vụ nghỉ dưỡng. Lễ hội chọi trâu được duy trì, các tập quán, thú chơi của người Pháp như bắn chim, đi khảo sát các vùng đất, hình thành các câu lạc bộ giải trí hoặc thể thao trên biển… thu hút cả khách Pháp và tầng lớp trên của dân bản xứ. Chính điều này làm xuất hiện một dịch vụ rất đặc trưng ở Đồ Sơn là những kiệu chở khách bởi những phu kiệu đàn bà…
 
doson2
Những ngôi nhà đầu tiên
doson15
Biệt thự đầu tiên
doson4
Những ngư dân kéo lưới
doson5
Những cánh buồm rất đặc trưng
doson6
Những cảnh quan biển thơ mộng
doson9
Ngôi chùa làng
doson10
Lễ hội rước sách
doson11
Lễ hội chọi trâu
doson12
Đôi trâu đang chọi
doson13
Hội thi bắn chim của người Pháp được thêm vào bản xứ
doson14
Cây đèn biển xây trên Hòn Dấu
doson17
Quán ăn, khách sạn đồ sộ mọc lên
doson18
Những quán ăn bên bờ biển
doson20
Nhà thờ Thiên chúa giáo
doson21
Những phu kiệu là phụ nữ
doson22

Đồ Sơn ngày nay

Đồ Sơn hiện nay vẫn là một trong những điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng của thành phố Hải Phòng. Với bãi cát trắng, sóng biển nhẹ nhàng kết hợp với không khí mát mẻ, Đồ Sơn đã thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng mỗi năm đặc biệt trong các mùa du lịch cao điểm.
 
dsn1
Bãi cát vàng sạch sẽ.
dsn2
Bãi tắm Đồi Rồng.
dsn9
Khu vui chơi Đồi Rồng.
dsn4
Người dân từ khắp mọi miền đổ về Đồ Sơn.
hondau1
Khu nghỉ dưỡng Hòn Dấu

 

Nguồn gốc tên gọi

Thời Lê , thầy địa lý Tả Ao biết ở vùng núi này có huyệt phát tích đế vương nên đã tìm đến. Khi ông tới chợ Nghi Dương vào quán nghỉ chân uống nước, hỏi thăm đường, bà hàng nước mách : “Ông cứ đi qua Cổ, rồi qua Họng là đến Đầu”. Thầy địa lý tưởng bài hàng nước nói lớm. qua đò Họng mới sang được Đầu Sơn. Chuyện Tả Ao đến Đồ sơn là truyền ngôn. Còn việc đầu thế kỉ XVI nhân có lời sấm truyền “phương Đông có khí sắc thiên tử “ nên tháng 4 năm Tân mùi (1541) vua Lê Tương Dực sai Nghĩa Quốc Công Nguyễn Văn Lang đem thuật sĩ ra Đồ Sơn để yểm bùa trấn áp thì Đại Việt sử kí toàn thư có chép. Một số bản đồ địa lý thời Pháp cũng ghi đảo Hòn Dấu là Đầu Sơn, Thư của lãnh sự Hà Nội Kergaradec gửi Thống đốc Nam kì ngày 30-5-1877 cũng nhắc đến Đầu Sơn :” Tỉnh Hải Dương cách đây 3 năm từng là địa bàn của phong trào (hải tặc) quan trọng nhất …. Cách đây vài ngày, cũng bọn ấy đã cướp phá làng Đầu Sơn, cách hải đăng không xa …(AOM,Aĩ,13002). Vậy nên có thể coi Đầu Sơn là tên dân gian, còn Đồ Sơn là tên chữ. Sách Thủy Kinh chú của Lệ Đạo Nguyên còn ghi “Ở Nê lê có thành do vua A dục xây “. Nhiều nhà nghiên cứu cho Nê lê là vùng núi Đồ Sơn sau này.

Địa danh Đồ Sơn được Đại Việt sử lược nhắc đến đầu tiên khi ghi chép việc vua Lý Thánh Tông ngự ra cửa Ba Lộ cho xây tháp Đồ Sơn (tháp Tường Long) vào tháng 9 năm Mậu Tuất (1058). Nhưng giới nghiên cứu đều thống nhất Đồ Sơn thời vua Hùng dựng nước thuộc địa bàn bộ Dương Tuyền, hay Thang Tuyền nước Âu Lạc. Đến thời Bắc thuộc thuộc về huyện An Định. Đến đời Lý, Trần Hồ và thuộc Minh nằm trong địa bàn huyện An Lão. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông thấy huyện này quá rộng nên cắt phần lớn đất huyện An Lão để lập thêm huyện Nghi Dương thuộc huyện Nghi Dương. Đời Mạc, đặt cấp tổng thì 3 xã Đồ Sơn, Đồ Hải, Ngọc Tuyền hợp thành một tổng gọi là tổng Đồ Sơn; đến đời Đồng Khánh (1886-1889) Ngọc Tuyền đổi tên thành Ngọc Xuyên. Hai xã Phụ Lỗi, Bàng Động thuộc Nãi Sơn, Tiểu Bàng và thôn Trung Lộc. Hai xã Bàng Động và Tiểu Bàng vốn là một xã mang tên Đại Bàng, sau 1 trận dịch tễ lớn dân phải phiêu tán, khi lần lượt hồi cư mới chia thành 2 xã riêng biệt. Các tổng Đồ Sơn, Đại Lộc (tên cũ :Thiên Lộc), Nãi Sơn (tên cũ :Tú Sơn) đều thuộc huyện Nghi Dương xứ Đông (đời Lê Thánh Tông gọi là Hải Dương). Thời Mạc, cả huyện Nghi Dương là trung tâm của Dương Kinh, kinh đô thứ 2 của vương triều này.

Tác giả: Tổng hợp

  Ý kiến bạn đọc

Nằm yên bình soi bóng mình bên vịnh bắc bộ, Hải Phòng được gọi với cái tên Thành phố Hoa phượng đỏ và một cái tên nữa dù không chính thức nhưng cũng đã được dùng cho Hải Phòng từ những năm sau giải phóng thống nhất đất nước là Thành phố Cảng. Ngay từ cái tên của Thành phố đã mang lại cho các bạn...

Thăm dò ý kiến
Hải Phòng trong bạn là gì?
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây