Hội Hải Phòng Trong Tôihttps://hoihaiphongtrongtoibm.com/uploads/logo.png
Thứ năm - 31/10/2024 04:52
Món ăn dân dã này đã ghi dấu ấn trong bản đồ ẩm thực đường phố Việt Nam nhờ hương vị hấp dẫn mà vô cùng giản dị
Chỉ từ những nguyên liệu vô cùng bình dân, người Hải Phòng đã tạo ra món ăn nổi tiếng khắp cả nước. Món ăn dân dã này đã ghi dấu ấn trong bản đồ ẩm thực đường phố Việt Nam nhờ hương vị hấp dẫn mà vô cùng giản dị.
Đến Hải Phòng, bên cạnh hàng bánh đa cua, nem cua bể, du khách rất dễ bắt gặp những cửa hàng bán bánh mì que. Đây không chỉ là món ăn thường ngày của người dân đất cảng mà còn là đặc sản được rất nhiều du khách mua về làm quà, cho thấy sức hấp dẫn đặc biệt từ những que bánh mì to bằng 2 đầu ngón tay và dài chừng 20cm.
Được biết, bánh mì que có nguồn gốc từ một quán nhỏ ở ngõ Khánh Lạp trên đường Hàng Kênh từ những năm 80. Trải qua mấy chục năm, bánh được bán phổ biến khắp các ngõ phố Hải Phòng và lan rộng ra nhiều địa phương khác với tên gọi gắn liền địa danh thân thương: “Bánh mì que Hải Phòng”. Còn khi về thành phố Cảng, dân bản địa sẽ dẫn bạn đi ăn bánh mì que nức tiếng ở Cát Cụt, chợ Cột Đèn, Lê Lợi, Ngã 3 Khánh Lạp…
Để có một chiếc bánh mỳ que ngon, thực khách sẽ đánh giá các tiêu chí về vỏ bánh, độ ngon của pate. Muốn có mẻ pate ngon phải chọn loại gan và thịt lợn tươi đem luộc xay nhuyễn rồi hấp cách thủy khoảng 4 đến 6 tiếng đồng hồ, pate và lớp mỡ mềm mịn hòa quyện cùng nhau tạo ra một mùi thơm rất quyến rũ, tan chảy trong miệng. Ngoài nhân pate, người bán còn tra một chút tương ớt mà ở Hải Phòng người ta vẫn gọi là “chí chương”. Cái tên “chí chương” nghe vui tai được truyền lại từ những người gốc Hoa sống ở Hải Phòng khi xưa. Nếu ăn bánh mì que Hải Phòng mà không kèm “chí chương” thì có lẽ sẽ mất đi một nửa độ ngon!
Bánh mì que Hải Phòng ngon nhất là ăn khi nóng. Chủ quán phết một lớp pate vừa đủ dọc theo thân bánh, sau đó đem nướng trong lò cho nóng giòn. Khi ấy, lớp mỡ trong pate chảy ra, ngấm vào ruột bánh tạo nên một mùi hương nồng nàn.
Chấm bánh vào chí chương, thực khách sẽ cảm thấy tê tê nơi đầu lưỡi, sau đó là vị béo ngậy của pate và giòn thơm của vỏ bánh. Tất cả hòa quyện tạo nên một món ăn kích thích vị giác khó tả.
Hãy thử tưởng tượng, vào một ngày đầu Đông se lạnh, ngồi bên bếp than hồng, thưởng thức một chiếc bánh mì pate nóng giòn cùng chút “chí chương” cay nồng đỏ tươi bắt mắt. Tôi tin rằng, bạn sẽ bị mê mẩn bởi những chiếc bánh nhỏ xíu hương vị đặc trưng ấy!
Nằm yên bình soi bóng mình bên vịnh bắc bộ, Hải Phòng được gọi với cái tên Thành phố Hoa phượng đỏ và một cái tên nữa dù không chính thức nhưng cũng đã được dùng cho Hải Phòng từ những năm sau giải phóng thống nhất đất nước là Thành phố Cảng.
Ngay từ cái tên của Thành phố đã mang lại cho các bạn...